Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Tập trung công tác quan trắc nước thải công nghiệp

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 12/2022, nước ta có hơn 400 khu công nghiệp. Hầu hết các khu công nghiệp đã xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh khu công nghiệp đến từ lượng nước thải, khí thải mà doanh nghiệp thải ra môi trường. Chính vì vậy, quan trắc nước thải công nghiệp là một trong những công việc quan trọng, cần phải thực hiện định kỳ để kiểm soát nguồn ô nhiễm. 

Quan trắc nước thải công nghiệp
Quan trắc nước thải công nghiệp

1. Tình hình thực hiện công tác quan trắc nước thải công nghiệp

Các khu vực, địa phương có số lượng khu công nghiệp lớn như TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Quảng Ninh, Bắc Ninh,… Tại nhiều địa phương thu hút nhiều dự án công nghệ cao, dự án có vốn đầu tư từ nước ngoài. Nhất là dự án có tỷ lệ đầu tư về môi trường xuất hiện ngày càng nhiều. Những địa phương này chú trọng công tác thu hút đầu tư phải phù hợp với các tiêu chí như ngành nghề, dự án công nghệ cao, tiên tiến và sạch.

Nước thải công nghiệp chứa nhiều chất ô nhiễm khi thải ra môi trường mà chưa được xử lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước sông, nước ngầm. Một số loại nước thải công nghiệp như chế biến hải sản, dệt nhuộm, giết mổ gia súc gia cầm, cao su,.. có lưu lượng, tính chất và thành phần ô nhiễm khác nhau. Do đó việc phân tích và quan trắc nước thải giúp đánh giá thực trạng ô nhiễm và giúp doanh nghiệp lập báo cáo quan trắc môi trường để tìm nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời.

Mục đích của việc quan trắc nước thải công nghiệp
Mục đích của việc quan trắc nước thải công nghiệp

Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều hóa chất như khai thác, chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt, may,… Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp không đảm bảo an toàn làm rò rỉ nhiều hóa chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để.

Bên cạnh đó, nhiều KCN, CCN chưa có trạm quan trắc nước thải công nghiệp nên việc quản lý chất lượng nước còn gặp nhiều hạn chế. Trong khi đó, các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của nhà nước còn mang tính hình thức. Quá trình vận hành HTXLNT còn mang tính đối phó và chưa đem lại hiệu quả cao. Vẫn còn nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường chưa được di dời còn nằm xen lẫn trong các khu dân cư.

Vì vậy cần tập trung yêu cầu các đối tượng xả thải có lưu lượng 1.000 m3/ngày đêm phải lắp đặt hệ thống quan trắc. Truyền liên tục số liệu về Sở TNMT quản lý và theo dõi nguồn thải đúng theo quy định. Như vậy, Tổng cục môi trường sẽ tăng cường công tác quản lý, kiểm soát nước thải công nghiệp từ KCN, CCN, làng nghề. Các doanh nghiệp phải tuân thủ lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ hằng năm để cơ quan chức năng kịp thời phát hiện sự cố và có biện pháp xử lý phù hợp.

Trạm quan trắc nước thải
Trạm quan trắc nước thải

2. Những quy định trong quan trắc nước thải công nghiệp

Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về quan trắc nước thải, khí thải công nghiệp. Trong đó theo Khoản 3, Điều 97, mục 2 của Nghị định này quy định như sau: 

a) Thông số quan trắc và tần suất quan trắc nước thải định kỳ được quy định cụ thể trong giấy phép môi trường. Thông số quan trắc được xác định theo căn cứ sau đây:

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhiên liệu, nguyên liệu và hóa chất sử dụng, công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở.

Cơ quan cấp giấy phép môi trường không được yêu cầu quan trắc thêm các thông số khác mà không dựa trên các căn cứ quy định tại điểm này.

Nghị định 08/2022
Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về quan trắc nước thải công nghiệp

b) Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục: Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 03 tháng/lần đối với trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và 06 tháng/lần đối với trường hợp còn lại.

Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc định kỳ là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 03 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 03 tháng đến 06 tháng; 03 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng đến dưới 09 tháng; 04 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 09 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 03 tháng.

Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc định kỳ là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 06 tháng.

Riêng đối với các thông số tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ, tổng Polychlorinated Biphenyl (PCB), Dioxin, Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (nếu có), tần suất là 01 năm/lần cho tất cả các trường hợp nêu trên.

Để giúp quý Doanh nghiệp thuận tiện hơn trong công tác thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ, công ty môi trường Hợp Nhất còn cung cấp thêm dịch vụ quan trắc nước thải công nghiệp. Nếu Doanh nghiệp cần phân tích và quan trắc môi trường thì hãy liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí và báo giá kịp thời nhé!

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!